Xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa, bệnh trĩ, trị ngứa vùng kín rất tốt vì lá trầu có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm. Bà bầu có thể rửa lá trầu không để làm sạch vùng kín hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn.
Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không thực chất mục đích chính là nhằm chữa bệnh phụ khoa, sát khuẩn, tiêu viêm, diệt nấm ở vùng kín. Sử dụng phương pháp này vừa mang lại hiệu quả cao mà đa số mọi người đều có thể áp dụng được dễ dàng.
Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng trị ngứa vùng kín, ngứa âm đạo rất tổt, giảm mùi vùng kín, giúp vùng kín luôn khô thoáng. Nếu ăn mặc bức bí, vùng kín ẩm ướt sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không như ngâm, rửa sẽ giúp khắc phục được tình trạng ngứa ngáy phiền toái này.
Xông lá trầu không có tác dụng gì?
Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm và có công dụng sát khuẩn, sát trùng tiêu viêm rất tốt.
Thành phần lá trầu không có chứa nhiều chất xơ, chất béo, vitamin, tinh dầu, đường… giúp ức chế sự phát triển của vi khuân, còn có khả năng làm liền vết thương nhanh chóng.
Lá trầu không là bài thuốc chữa các bệnh do nấm, các loại vi khuẩn gây ra viêm cổ tử cung, viêm nấm, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến một cách hiệu quả.
Lá trầu không còn chữa được cả lở loét, nước ăn chân tay, ngứa da, viêm da cơ địa…
Những người bị mắc bệnh viêm âm đạo có thể xông rửa lá trầu giúp diệt vi khuẩn, giảm thiểu trình trạng ngứa ngáy, giảm viêm, giúp vùng kín khô ráo, thoáng mát.
Xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Lá trầu không có tính sát khuẩn cao nên không chỉ điều trị ngứa vùng kín nói riêng mà còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị, chữa các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo.
Những cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa:
Cách 1: Xông vùng kín với lá trầu không
- Lấy 1 nắm lá trầu không rửa thật sạch sau đó lấy một chiếc nồi sạch đổ nước vào đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10-15 phút.
- Cho thêm một chút muối vào khuấy đều sau đó cho vào chiếc chậu nhỏ ngồi xông để hơi nước bốc lên len lỏi qua âm hộ, âm đạo giúp chữa viêm nhiễm, ngứa rát, diệt vi khuẩn, sạch mùi hôi.
Cách 2: Rửa vùng kín bằng lá trầu không
- Rửa sạch tầm khoảng 4-5 lá trầu không rồi cho vào một chiếc nồi nhỏ đổ lượng nước vừa rửa để nấu.
- Nấu sôi nhắc xuống để nước nguội ấm ấm rồi pha chút muối loãng vệ sinh sạch sẽ vùng kín, mát xa nhẹ nhàng để lấy đi những cặn bẩn, vi khuẩn còn sót lại.
- Phương pháp trị ngứa vùng kín nên thực hiện khoảng 3 lần 1 tuần để đạt hiệu quả cao, nếu kiên trì bạn sẽ trị hết ngứa vùng kín.
Cách 3: Kết hợp lá trầu không với lá húng quế
- Nguyên liệu cần: Chuẩn bị tầm 2-3 lá húng quế cùng 5-6 lá trầu không.
- Rửa húng quế và lá trầu không thật sạch cho vào máy xay để xay nhuyễn, đổ thêm nước xay lọc bỏ bã chắt lấy nước cốt. Nước cốt đổ ra chậu nhỏ pha với nước để nguội rồi vệ sinh vùng kín.
- Dân gian thường áp dụng nấu nước lá trầu không kết hợp thêm một số thảo dược khác với mục đích chống viêm nhiễm, diệt khuẩn, điều trị nấm ngứa, viêm âm hộ, âm đạo.
Lưu ý: Sử dụng lá trầu không chỉ có tác dụng trị ngứa, tiêu viêm trên bề mặt da vùng kín và không nên quá lạm dụng vì nguy cơ gây khô bề mặt da. Đặc biết nếu pha và dùng không đúng cách có thể khiến tình trạng ngứa rát bị nặng hơn.
Lá trầu không chữa bệnh trĩ
Trong lá trầu có chất giúp kháng khuẩn, sát trùng và tiêu viêm rất tốt nên những người bị bệnh trĩ có biểu hiện phù nề, viêm nhiễm ở vùng hậu môn có thể dùng loại lá này để chữa bệnh, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Rửa sạch 5 lá trầu không đun sôi với nước để nguội sau đó ngâm hậu môn vào nước lá trầu đã được nấu sẵn. Lưu ý trước khi ngâm cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, ngâm tầm 15 phút thì lấy khăn mềm sạch lâu khô hậu môn.
Với cách ngâm hậu môn chữa trị này nên thực hiện 2-3 lần/ tuần và thực hiện thời gian dài để đạt được kết quả cao.
Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài.
Bà bầu có nên rửa lá trầu không?
Bà bầu hoàn toàn có thể rửa lá trầu không để giúp đẩy lùi vi khuẩn, làm sạch vùng kín.
Khi rửa lá trầu bà bầu chú ý không ngâm hay thụt rửa vùng kín tạo điều kiện đi ngược vào cổ tự cung, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, dễ gây sinh non, ảnh hưởng đến em bé, thậm chí sảy thai.
Dùng nước sạch đun sôi lá trầu không để nguội rửa âm đạo, chú ý không ngâm vùng kín mà chỉ rửa thôi nhé!
Lá trầu để rửa tốt thì nên chọn loại của nhà trồng vì không có hóa chất.
Nước lá trầu đã đun thì không được để qua đêm mà nên sử dụng ngay lúc đấy.
Như vậy, trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không hoàn toàn có khả năng trị ngứa nhưng yêu cầu người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng cách.
Ngứa vùng kín là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa khác nhau, xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa thực chất chỉ có tác dụng khi chớm bệnh, có tính sát khuẩn bên ngoài, nhưng đối với trường hợp viêm nhiễm nặng từ bên trong thì cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
Phải trao đổi với bác sĩ của phòng khám phụ khoa uy tín trước khi áp dụng bất kỳ phương thức chữa trị nào.