Chậm kinh là hiện tượng sau 35 ngày mà chưa có kinh, nguyên nhân chậm kinh (trễ kinh) nhiều là do có thai, căng thẳng thần kinh, thuốc tránh thai.
- Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt đến chậm hơn so với chu kỳ tháng trước khoảng vài ngày, vài tuần hoặc có khi chậm tới vài tháng.
- Chậm kinh nguyệt là một trong những biểu hiện của kinh nguyệt không đều, hiện tượng này khá phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, sinh sản và tiền mãn kinh.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ sẽ diễn ra từ 28 – 32 ngày. Sau 35 ngày mà nữ giới chưa bước vào ngày “đèn đỏ” thì được gọi là trễ kinh.
Nếu phụ nữ đã lập gia đình thì rất có thể đây là dấu hiệu đã mang thai. Còn lại chị em phụ nữ bị chậm kinh 10 ngày thì nên đi khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân chậm kinh nguyệt để từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời.
Nguyên nhân chậm kinh
1. Có thai: Trong thời kỳ mang thai, có thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố khiến họ bị chậm kinh, mất kinh.
2. Bệnh mãn tính: Bất cứ căn bệnh mãn tính nào cũng gây căng thẳng cho hệ thống chung của cơ thể và có thể gây mất kinh.
3. Căng thẳng thần kinh: Ảnh hưởng lớn tới cả trí lực và thể lực, quá mức có thể dẫn tới vô kinh tạm thời. Trong não bộ, vùng dưới đồi là nơi sản sinh hoocmon giúp điều hòa kinh nguyệt.
4. Dùng thuốc tránh thai: Các loại thuốc tránh thai liều thấp, các phương pháp đặt vòng tránh thai chứa nội tiết, que cấy tránh thai dưới da hoặc thuốc tiêm cũng sẽ dẫn tới hiện tượng chậm kinh.
5. Thời kỳ tiền mãn kinh: Mãn kinh có thể là một sự kiện bình thường hoặc xảy ra do phẫu thuật cắt bỏ tử cung hay các hình thức hóa học trị liệu.
6. Bệnh lý: Bị bệnh phụ khoa, viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, polyp tử cung, u xơ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung… là nguyên nhân gây chậm kinh.
7. Thay đổi thuốc sử dụng: Bất cứ một loại thuốc nào cũng đều có những tác dụng phụ định.
8. Tăng thể trọng quá mức: Làm gia tăng các hoocmon có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, có thể làm chậm kinh hoặc mất kinh.
9. Sau sinh hoặc phá thai: Sự tác động trực tiếp lên cổ tử cung gây ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến hiện tượng chậm kinh.
10. Tuyến giáp mất cân bằng: Tuyến giáp nằm ở cổ có chức năng điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều cơ quan khác. Nếu tuyến giáp bị mất cân bằng sẽ có sự ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
11. Thể trọng dưới mức bình thường: Nếu cơ thể thiếu mỡ thì sẽ gây ra hiện tượng chậm kinh, mất kinh.
12. Đa nang buồng trứng: Hội chứng đa nang buồng trứng là sự cân bằng nội tiết tố làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone gây hạn chế rụng trứng.
13. Thay đổi lịch làm việc và sinh hoạt: Làm phá vỡ nhịp sinh học bình thường của cơ thể, là vào thời điểm khi chị em chuyển lịch làm việc từ ngày sang đêm và ngược lại.
14. Luyện tập thể thao quá sức: Những sự kiện thể thao yêu cầu một số chị em hoạt động quá sức khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược dẫn tới chậm kinh.
Trễ kinh có nguy hiểm không?
Trễ kinh có nguy hiểm không khi tình trạng này mới chỉ xảy ra 2 ngày, 5 ngày?
Vấn đề này sẽ phải dựa vào nguyên nhân gây ra sự thay đổi bất thường ở chu kỳ thì mới có thể giải đáp chính xác được.
- Nếu như chị em bị chậm kinh đơn giản chỉ là do đang bị stress, sử dụng một số loại thuốc, cơ thể suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng…. thì không có gì nguy hiểm.
- Nguyên nhân là do bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung… thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
- Do có thai: Nếu như chị em đang mong muốn có con thì đây sẽ là niềm hạnh phúc rất lớn. Tuy nhiên, nếu như chị em không hoặc chưa muốn có con thì nên cân nhắc thật kỹ.
Chậm kinh 2 tháng có sao không? Đây là dấu hiệu gì?
- Bị nhiễm bệnh xã hội: Một số bệnh lây qua đường tình dục như lậu, chlamydia… sẽ gây tổn thương tới buồng trứng và tử cung.
- Thai ngoài tử cung: Nếu ra máu trước kỳ kinh và kéo dài hơn bình thường với lượng máu ít, bầm đen và đông lại.
- Tuyến yên có chướng ngại vật, hội chứng bế kinh tràn dịch sữa… chính là lý do dẫn tới chậm kinh 2 tháng.
- Vô sinh hiếm muộn: Do quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng hoặc không có sự rụng trứng.
- Tâm trạng căng thẳng, sinh hoạt và hiệu quả công việc bị giảm sút.
- Tuyến giáp bị suy giảm hoặc tăng cường hoạt động quá độ.
- Cơ thể mệt mỏi, luôn cảm thấy như bị mất ngủ.
- Suy giảm nhu cầu sinh lý, tình dục.
- Bị mắc bệnh phụ khoa.
Nếu như chu kì của chị em mới bị chậm kinh 5 ngày thì hãy theo dõi xem có những triệu chứng bất thường nào khác xảy ra cùng đó hay không? Còn khi tình trạng đã kéo dài như chậm kinh 2 tháng thì hãy nhanh chóng đi đến địa chỉ khám phụ khoa uy tín để thăm khám ngay.
Cần làm khi bị chậm kinh
Chậm kinh nguyệt là hiện tượng bình thường nếu do những thay đổi về nội tiết tố, tâm lý, thể trạng mà nên. Khi đó, chậm kinh chỉ diễn ra một vài lần và không cần lo lắng.
- Trong trường hợp bình thường, chị em chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, thực hiện nghỉ ngơi, luyện tập khoa học là có thể điều chỉnh.
- Cần chăm sóc vùng kín sạch sẽ, khô ráo và tuyệt đối không thụt rửa âm đạo tự ý.
- Trong trường hợp trễ kinh nguyệt quá lâu hoặc liên tục chậm kinh thì bạn cần đi khám để xác định được nguyên nhân chính xác.
Trễ kinh nên ăn gì?
Khi bị trễ kinh nên quan chú trọng và bổ sung các loại thực phẩm sau đây để vòng kinh sớm trở lại đều đặn và ổn định.
Hạt thì là: Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh vì vậy chị em cần tích cực bổ sung hạt thì là để bổ sung thêm estrogen.
Các loại rau xanh: Súp lơ, bí xanh cùng các loại quả như đu đủ, dưa leo có chứa thành phần estrogen cùng các loại vitamin nhóm A, C, E nên rất có ích cho việc điều hòa nội tiết tố nữ.
Gừng: Vốn được biết đến là một vị thuốc chữa đau bụng kinh rất hữu hiệu đồng thời phát huy khả năng điều kinh hiệu quả.
Nước ép nha đam: Các tinh chất có trong nước ép nha đam sẽ góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh hormon sinh dục nữ và duy trì sự cân bằng của chúng.
Nước ép mướp đắng: Mướp đắng phát huy tác dụng điều kinh rất tốt đặc biệt là khi sử dụng ở dạng nước ép. Mỗi ngày hãy sử dụng từ 2 – 3 cốc nước ép mướp đắng.
Nghệ: Dùng kích thích quá trình lưu thông máu trong tử cung và cân bằng nội tiết tố khiến máu kinh xuất hiện đúng thời điểm.
Thực phẩm khác: Hạt vừng, cà rốt, nho, quế hoặc rau mùi cũng là thực phẩm lý tưởng để chị em sớm khắc phục tình trạng trễ kinh.
Lưu ý: Các thực phẩm này chỉ phát huy tác dụng khi chị em bị trễ kinh do rối loạn nội tiết tố còn trường hợp trễ kinh do bệnh phụ khoa thì phải can thiệp chữa trị dứt điểm.
Trễ kinh nên kiêng gì?
Để sớm thoát khỏi hiện tượng trễ kinh thì những loại thực phẩm sau đây cần phải loại bỏ nhanh chóng ra khỏi thực đơn, nếu không muốn tình trạng trễ kinh kéo dài liên tục và khó khắc phục hơn nữa.
Rượu bia: Trong những thức uống này có rất nhiều chất kích thích không hề thân thiện với hoạt động của thần kinh trung ương và tử cung. Đồng thời làm nội tiết tố nữ estrogen bị rối loạn và khó trở lại quỹ đạo hoạt động.
Trà đặc và cafe: Chất cafein có trong những thức uống này sẽ phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh làm việc kiểm soát phóng noãn của buồng trứng bị rối lọan.
Kiêng đồ tanh: Ốc, cua, hến là những thực phẩm chị em nên tránh khi bị trễ kinh nói riêng và kinh nguyệt không đều nói chung vì chúng khiến vòng kinh thất thường, màu kinhsẽ khác với mùi tanh và ra nhiều hơn.
Đồ ăn mặn và dầu mỡ: Lượng dầu mỡ và muối thường khó tiêu hóa khi đưa vào cơ thể chính vì vậy chúng sẽ khiến hàm lượng estrogen bị giảm sút nhanh và gây ra hiện tượng trễ kinh.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng chậm kinh, trễ kinh ở phụ nữ. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, chị em hãy liên hệ tới phòng khám đa khoa Thái Hà để được chuyên gia tư vấn trực tiếp. Phòng khám làm việc từ 8h – 22h hằng ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
Tư vấn online miễn phí là cách nhanh giúp bạn hiểu rõ về tình hình sức khỏe.
- Bạn nên để TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI vào KHUNG CHAT, các bác sĩ sẽ gọi điện trực tiếp và TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
- Cách nhanh là bạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ qua KHUNG CHAT ngay bên dưới để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY BÂY GIỜ.