Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Giang mai là bệnh gì? Biểu hiện của bệnh giang mai ở nam nữ là gì?

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn đầu là các nốt săng giang mai đỏ, không đau, không có bờ, đáy trơn bóng, sau đó mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng riêng. Biểu hiện đáng sợ của bệnh giang mai là gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với tim, não và các cơ quan nội tạng của người bệnh.

4 giai đoạn phát triển của bệnh giang mai là giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Bệnh có khả năng lây lan mạnh trong 2 giai đoạn đầu, giai đoạn tiềm ẩn thường không có biểu hiện gì và không lây lan sang người khác. Giai đoạn cuối là tàn phá nhiều tới các cơ quan và nội tạng của người bệnh.

Những biểu hiện ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện quanh vị trí dễ tiếp xúc với vi khuẩn như miệng, chân tay, quanh bộ phận sinh dục (môi lớn, môi nhỏ, dương vật, quy đầu, rãnh quy đầu).

bệnh giang mai

Giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục bởi xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum.

  • Bệnh giang mai nguy hiểm là vì gây ra vô sinh, đột quỵ, thần kinh, viêm màng não, vỡ động mạch, tổn hại tới gan, các khớp, xương…
  • Bị bệnh giang mai do lây truyền từ mẹ sang con được gọi là giang mai bẩm sinh. Một số trường hợp khác mắc bệnh do tiếp xúc với bệnh nhân bị giang mai qua vết thương hở.
  • Việc phát hiện, chuẩn đoán bệnh giang mai sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng các xét nghiệm huyết thanh hoặc phát hiện vi khuẩn Treponema pallidum qua kính hiển vi điện tử (chiếu sáng trường tối).

Nguyên nhân bệnh giang mai

Nguyên nhân bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới đều là do cơ thể bị xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum (một loại vi khuẩn Gram âm dạng xoắn ốc) xâm nhập.

Cấu trúc xoắn khuẩn giang mai: Cấu trúc xoắn ốc của loài vi khuẩn này có tác dụng giúp cho chúng dễ dàng di chuyển theo hình xoắn ốc qua màng nhầy hoặc các vết trầy xước rất nhỏ trên da.

Quan hệ tình dục không an toàn: Trong quá trình giao hợp xoắn khuẩn giang mai trên cơ thể người bệnh sẽ di chuyển và xâm nhập vào các tế bào biểu mô của cơ quan sinh dục.

Khả năng phát triển của xoắn khuẩn: Từ các mô lây nhiễm ban đầu này, T.pallidum sẽ lây nhiễm vào bất kỳ cơ quan hoặc mô trong nào cơ thể.

tư vấn

Biểu hiện của bệnh giang mai ở nam nữ

Bệnh giang mai giai đoạn đầu

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn đầu là các nốt săng giang mai có màu đỏ, không đau ngứa, không có mủ, không có bờ, đáy trơn bóng, dài từ 0,5 – 2cm.

Biểu hiện của bệnh giang mai sẽ thể hiện qua 4 giai đoạn: xuất hiện săng giang mai, xuất hiện hạch bạch huyết, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối.

Tỷ lệ người mắc bệnh giang mai ngày càng gia tăng và phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của bệnh như vô sinh, đột quỵ, thần kinh, viêm màng não…

Đặc biệt là bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của toàn xã hội.

Trong 4 giai đoạn, biểu hiện bệnh giang mai ở nam và nữ có những giai đoạn giống nhau (giai đoạn 2, tiềm ẩn và giai đoạn cuối), nhưng có sự khác nhau ở giai đoạn đầu.

tư vấn

Săng giang mai (giai đoạn đầu)

Xuất hiện săng giang mai là những nốt có màu đỏ hoặc hồng nhạt

Mọc đối xứng nhau, không có bờ, đáy trơn bóng loáng, cứng

Có nhiều hình dáng khác nhau, có thể là hình tròn, hình bầu dục, hình oval

Kích thước nằm trong khoảng từ 0,5 cm – 2 cm

Không gây ngứa cũng không gây đau.

Đặc trưng cho triệu chứng bệnh giang mai là sự xuất hiện săng giang mai ở bộ phận sinh dục hay bộ phận tiếp xúc với mầm bệnh.

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn đầu có sự khác biệt ở nam và ở nữ:

  • Thời gian xuất hiện
  • Vị trí xuất hiện
  • Phạm vi phát triển.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới

  • Săng giang mai phát tác sớm ở bộ phận sinh dục (sau khoảng thời gian từ 3 – 90 ngày) như bao quy đầu, rãnh quy đầu, quy đầu, thân dương vật… với mật độ ít và thưa.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

  • Săng giang mai sẽ mọc ở các vị trí môi lớn, môi bé, âm đạo, hậu môn… sau một khoảng thời gian tương đối dài ủ bệnh, dài hơn so với nam giới, với mật độ dày đặc và có thể xuất hiện một vài dấu hiệu giang mai ở giai đoạn 2.
  • Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nữ giới có cấu trúc bộ phận sinh dục đặc biệt phức tạp khiến cho thời gian ủ bệnh kéo dài, khi phát bệnh ra bên ngoài thì đã nặng hơn, thông thường sẽ ở cuối giai đoạn đầu và đầu giai đoạn 2.

Ngay khi đã xác định có những triệu chứng giống với bệnh giang mai. Hãy trao đổi với bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.

tư vấn

Biểu hiện bệnh giang mai

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2

Xuất hiện hạch bạch huyết sưng, cứng ở 2 bên bẹn

Triệu chứng sốt, đau họng, sụt cân, cơ thể mệt mỏi

Thậm chí có thể kèm theo các triệu chứng của viêm gan, thận, khớp, xương, tổn thương thị giác, giác mạc.

Giai đoạn 2 xuất hiện sau khoảng vài tuần đến vài tháng kể từ khi nhiễm bệnh)

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Khoảng từ vài tháng đến trên 1 năm kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai.

Các biểu hiện của bệnh giang mai sẽ tự động biến mất bất kể cả người bệnh có tiến hành điều trị hay không.

Giai đoạn xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào máu, xương khớp, các cơ quan nội tạng trong cơ thể gây tổn thương, phá hủy, làm suy giảm chức năng...

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn cuối

Xuất hiện sau khoảng từ 3 năm – 15 năm kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai, có những trường hợp kéo dài đến vài chục năm thì bệnh mới tiến triển đến giai đoạn cuối.

Khi đã tới giai đoạn này có nghĩa là xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các mô trong cơ thể và có 3 biểu hiện của bệnh, cụ thể:

Giang mai thần kinh: Chủ yếu là những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não bộ. Chức năng thần kinh suy giảm nghiêm trọng, bị rối loạn, thị giác giảm sút, cảm giác nhầm lẫn khó phân biệt, thậm chí không điều khiển được ý thức. (Xảy ra từ 4 tới 25 năm sau khi nhiễm bệnh)

Giang mai tim mạch: Trường hợp nguy hiểm (sau từ 10 đến 30 năm), biến chứng thường gặp là gây phình động mạch, vỡ động mạch.

Củ giang mai: Có thể xuất hiện từ 1 tới 40 năm (thường gặp là 15 năm). Là những cục cứng hình cầu, màu đỏ mận, dày đặc, to, ảnh hưởng đến da, gan, xương. Các củ giang mai phát triển sẽ gây hoại tử hoặc chèn sang các cơ quan xung quang và đe dọa tới tính mạng.

Bệnh nhân ở giai đoạn này rất dễ bị đột quỵ, liệt người, hoại tử, phình động mạch chủ, điếc, mù lòa, thần kinh… thậm chí là tử vong.

Biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh

Gan và lá nách to bất thường

Bị phát ban, hay sốt

Viêm phổi và 1 số biểu hiện gần giống giang mai thần kinh.

Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, giang mai bẩm sinh có thể gây ra tình trạng làm biến dạng các khớp xương, sống mũi (ở 40% trẻ bị bệnh).

Giang mai bẩm sinh là tình trạng trẻ mắc bệnh do bị lây truyền từ mẹ sang. Thường thì khi sinh ra, 2 phần 3 số trẻ bị giang mai bẩm sinh sẽ không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết.

tư vấn

DMCA.com Protection Status
top up