Bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ phá hủy hệ thống thần kinh, xương khớp, nội tạng của người bệnh. Gây bại liệt, động kinh, hoại tử da, vỡ động mạch... và hoàn toàn không thể chữa khỏi.
Mặc dù bệnh giang mai giai đoạn cuối không gây nguy hiểm tới cộng đồng vì không có khả năng lây lan nhưng với bản thân người bệnh thì đây là giai đoạn bệnh tàn phá cơ thể ác liệt.
Hơn 90% trường hợp bị bệnh giang mai là do lây qua đường tình dục, bệnh được chia làm 4 giai đoạn phát triển chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn phát triển của bệnh giang mai lại có những triệu chứng khác nhau. Khả năng chữa trị và lây lan của bệnh giang mai chỉ dừng lại khi hết giai đoạn tiềm ẩn.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối
Bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ có các biểu hiện thành bệnh giang mai thần kinh, bệnh giang mai tim mạch và củ giang mai. Trong đó biểu hiện và mức độ nguy hiểm của từng loại bệnh giang mai giai đoạn cuối có những đặc trưng riêng.
Bệnh giang mai thần kinh
Bệnh giang mai thần kinh sẽ xuất hiện sau 10 – 20 năm tính từ thời điểm xoắn khuẩn Treponema pallidium bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Khi này các xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào não và tủy sống dẫn đến hiện tượng xuất huyết.
Có thể nhận biết bệnh giang mai thần kinh qua các dấu hiệu đặc trưng như:
- Các cơn đau hoành hành ở vùng gối, chi, các khớp và bao tử.
- Đầu gối gia tăng các phản xạ.
- Bị rối loạn cảm giác sâu, nội tiết, dinh dương và rối loạn tâm thần.
- Trọng lực ở các cơ bị giảm sút.
Bệnh giang mai thần kinh sẽ dẫn đến các hậu quả như động kinh, viêm màng não, đột quỵ, trầm cảm hoặc khiến người bệnh luôn sống trong tình trạng ảo giác, toàn thân bị bại liệt.
Bạn nên xem một số hình ảnh bệnh giang mai để hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của bệnh giang mai đến cơ thể.
Hãy đăng ký khám ngay khi có triệu chứng của bệnh để được chữa trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu tiên.
Bệnh giang mai tim mạch
Đến muộn hơn bệnh giang mai thần kinh, các triệu chứng của bệnh giang mai tim mạch sẽ khởi phát sau khoảng 10 – 30 năm kể từ khi các xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong cơ thể.
- Trong tổng số các trường hợp bệnh nhân bị giang mai không được điều trị thì khoảng 10% trong số đó sẽ biến tính thành giang mai tim mạch.
- Bệnh giang mai tim mạch không có biểu hiện rõ nét nên rất khó nhận biết, chỉ đến khi các động mạch giãn to ra mới có thể can thiệp thủ thuật chiếu X – quang mới phát hiện được.
- Biến chứng của bệnh giang mai tim mạch cũng nguy hiểm không kém cạnh bệnh giang mai thần kinh. Nó có thể gây ra viêm, phồng, hẹp động mạch vành, hở động mạch chủ dẫn đến vỡ động mạch (gây ra cái chết đột ngột).
Để biết các thông tin chi tiết hơn về bệnh giang mai tim mạch bạn hãy chọn ô tư vấn phía dưới để biết được thông tin chính xác.
Củ giang mai
Trung bình khoảng sau 15 năm từ khi xoắn khuẩn giang mai gây bệnh trên cơ thể thì các củ giang mai sẽ xuất hiện.
- Đặc điểm của các củ giang mai là hình cầu hoặc hình cung, bề mặt trơn nhẵn, mọc độc lập, không gây đau, kích thước cỡ hạt ngô hoặc nhỉnh hơn đôi chút, dùng mắt thường quan sát sẽ thấy các củ giang mai màu mận chín hoặc hơi ngả sang màu tím.
- Vị trí xuất hiện của các củ giang mai bên ngoài thường là trên lưng hoặc các chi, còn bên trong sẽ chèn ép các bộ phận cơ quan trong cơ thể.
- Mặc dù số lượng các củ giang mai rất ít nhưng khi các củ giang mai bị vỡ ra sẽ gây mùi hôi thối khó chịu, các vi khuẩn từ bên ngoài được dịp xâm nhập vào gây viêm nhiễm hoặc hoại tử da.
- Lâu dần các viêm loét mở rộng phạm vi sẽ phá hủy hoàn toàn cấu trúc da khiến người bệnh luôn phải sống chau đau đớn mà không cách nào giải quyết được.
Sau khi đã biết những nguy hiểm từ 3 tình trạng mà bệnh giang mai gây ra ở giai đoạn cuối như trên, chắc hẳn bạn đang rất muốn biết việc "điều trị bệnh giang mai vào thời điểm nào là hiệu quả?" hãy xem ngay thông tin cần biết về việc này.
Chủ động phòng tránh bệnh giang mai
Hiện nay có một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh giang mai giai đoạn cuối, nhưng các thuốc này chỉ góp phần ngăn chặn sự ảnh hưởng của bệnh chứ hoàn toàn không thể cải thiện được các biến chứng nguy hiểm như đã đề cập ở trên mà bệnh gây ra.
Do đó, để tránh phải đối mặt những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai giai đoạn cuối, ngay từ bây giờ mỗi người nên chủ động phòng tranh bệnh giang mai cho mình bằng cách:
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không qua lại với gái mại dâm hoặc quan hệ khi đã dùng chất kích thích hoặc say rượu.
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, không dùng chung đồ vơi người khác để dập tắt cơ hội xâm nhập của xoắn khuẩn giang mai.
Nên cẩn trọng, tuân thủ các điều kiện bắt buộc khi truyền hoặc tiếp nhận máu từ người khác.
Hi vọng với những thông tin về bệnh giang mai giai đoạn cuối trên đây đã giúp bạn biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Ngay từ bây giờ hãy tranh bị cho mình những kiến thức cần thiết khi quan hệ tình dục để bảo vệ tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Để biết giang mai giai đoạn cuối có quan hệ được không?
Điều trị giang mai giai đoạn cuối hiệu quả như thế nào?
Thuốc điều trị giang mai giai đoạn cuối có hiệu quả không?
Bạn hãy chọn ô tư vấn phía dưới để được hỏi đáp về bệnh giang mai.