Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Lá Trầu Không Là Lá Gì? Có Ăn Được Không? Có Tác Dụng Gì?

Lá trầu không là lá có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có màu xanh đậm, thuộc họ hồ tiêu. Lá trầu không có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, trị nấm, chữa táo bón, hỗ trợ chữa bệnh phụ khoa, khắc phục các vấn đề ngoài da, giảm đau, khắc phục tính trạng khó tiêu, trị ho, viêm phế quản, trắng da...

Nhiều bài thuốc dân gian xưa đã sử dụng lá trầu không bởi vì những thành phần tuyệt vời có trong lá.

lá trầu không

Lá trầu không là lá gì?

Lá trầu không là lá có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu.

  • Thành phần lá trầu không chứa rất nhiều protein, chất xơ, carbohydrate, nước và nhiều khoáng chất kẽm, canxi... Những thành phần này có khả năng đẩy lùi các hắc tố gây sạm da, tàn nhang, chống oxy hóa và chữa các vết lở loét, làm lành vết thương.
  • Lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ... và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Đặc điểm của lá trầu không có màu xanh đậm, thuộc họ hồ tiêu và sống lâu năm. Lá có hình trái tim, mặt trước trơn bóng và có gân lá.

Lá trầu không có ăn được không?

lá trầu không có ăn được không

  • Người ăn trầu gói miếng cau trong lá trầu kèm với một chút vôi sống. Vôi thúc đẩy quá trình tiết ra các chất kích thích thuộc nhóm alkaloid.
  • Một số người ăn trầu cho thêm hương liệu, thuốc lào hoặc chất ngọt để làm tăng hương vị.
  • Miếng trầu cau kích thích việc tiết nước bọt, làm cho nước bọt có màu đỏ.

Lá trầu không có tác dụng

lá trầu không có tác dụng gì

  • Giảm đau khớp: Lá có chứa chavicol, là một hoạt chất phenol có tác dụng tốt trong việc chống viêm.
  • Trị hôi miệng: Nhai lá trầu làm tăng tiết nước bọt, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng việc khôi phục độ pH.
  • Rửa vết thương: Chất chống oxy hóa có khả năng làm lành vết thương cực nhanh.
  • Trị rối loạn cương dương: Làm giãn mạch máu, chống chầm cảm vì vậy là thảo dược chữa rối loạn hiệu quả.
  • Trị chứng khó tiêu: Chống đầy hơi, xì hơi, giảm khó tiêu, bảo vệ dạ dày… bằng cách thoa nước trầu không lên bụng hoặc nhai sống.
  • Sát khuẩn: Chất poly-phenol giúp loại bỏ vi trùng, giảm đau với cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.
  • Giảm cân: Tăng bài tiết dịch tiêu hóa, trao đổi chất, loại bỏ độc tố và nước dư thừa. Từ đó giúp giảm mỡ cơ thể hiệu quả.
  • Chữa táo bón: Bởi trong lá trầu có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do, khôi phục độ pH trong dạ dày.
  • Trị cảm: Vị cay nồng, tính ấm, tính kháng khuẩn nên có khả năng trị cảm lạnh.
  • Trị ho: Làm tan đờm, hạn chế viêm nhiễm, điều trị các cơn ho dai dẳng.
  • Trị nấm: Thành phần chính của tinh dầu trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, kháng nấm.
  • Chữa bệnh trĩ: Điều trị viêm loét, sưng đau, nhiễm khuẩn, chữa lành vết thương, se búi trĩ.
  • Chữa viêm da cơ địa: Dùng lá trầu không sạch giã nát chà xát lên vùng viêm da cơ địa, hoặc có thể giã nhuyễn hãm với nước sôi, vắt nước cốt lên vùng da bị viêm.
  • Chữa nước ăn chân: Hiệu quả rất tốt khi cho lá vào nước đun sôi để nguội rồi ngâm chân.
  • Trắng da: Tắm lá trầu không thường xuyên còn có tác dụng tẩy sạch lông chân, lông tay, giúp da toàn thân vừa trắng vừa mịn.
  • Trị rôm sảy, hăm tã cho em bé: Tắm bằng lá trầu không giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng.
  • Hỗ trợ chữa bệnh phụ khoa: Nước lá trầu không sẽ có tác dụng bên ngoài vùng kín, làm lành vết thương và diệt khuẩn bề mặt.

Việc dùng lá trầu không chữa khỏi bệnh phụ khoa là chưa có cơ sở chứng minh, mà nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây khô da nên chỉ coi đây là một cách hỗ trợ điều trị, không nên lạm dụng.

Khi sử dụng cần theo hướng dẫn chuẩn liều lượng, cách dùng của bác sĩ phụ khoa, tránh dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

Hiện nay, vì không muốn phụ thuộc vào thuốc kháng sinh quá nhiều nên chị em đã giảm bớt sử dụng các loại thuốc tây, thuốc kháng khuẩn… và việc dùng lá trầu không sát khuẩn là một lựa chọn tốt.

Lời khuyên cho chị em phụ nữ:

  • Từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít mỗi năm 2 lần.
  • Giặt đồ lót bằng tay thật sạch.
  • Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng vải cotton.
  • Không nên mặc đồ lót suốt cả ngày, chỉ nên mặc khi đi ra ngoài và khi ngủ thì không cần mặc.
  • Lau khô âm hộ sau khi tắm và trước khi mặc đồ, trước khi đi ngủ.
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm (không màu, không chất khử mùi) lau theo hướng từ trước âm hộ ra sau hậu môn.

Hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi dùng lá trầu không. Vì việc chữa viêm hiệu quả hay không? dùng liều lượng như nào? còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và mức độ tình trạng hiện tại.

tư vấn

DMCA.com Protection Status
top up