Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em tại nhà chủ yếu là trị chứng táo bón và dùng thuốc bôi. Khi chữa cần bổ sung những thực phẩm nên ăn, lau rửa vùng hậu môn đúng cách. Từ đó giúp trẻ bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết và giữ vùng da quanh hậu môn khô thoáng, sạch sẽ.
Có khoảng 40% trẻ em bị tình trạng nứt kẽ hậu môn. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé vì khiến cho trẻ khóc nhiều, biếng ăn, sợ đi đại tiện do bị đau rát, hay ốm do bị chảy máu dẫn đến bị giảm cân nghiêm trọng.
Vì vậy, các mẹ cần đặc biệt chú ý và tìm cách điều trị kịp thời, giúp bé thoát khỏi nỗi ám ảnh đau rát mỗi khi đi đại tiện.
Bệnh nứt hậu môn ở trẻ
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến. Khi trẻ còn nhỏ cơ thể rất yếu ớt, vì vậy mỗi bộ phận trên cơ thể bé rất dễ bị tổn thương. Nên khi bị táo bón, phân cứng, kẽ hậu môn của bé rất dễ bị rách gây đau rát và chảy máu.
- Nguyên nhân gây bệnh nhiều vẫn là do bị táo bón. Bé phải dùng sức rặn mạnh để đẩy khối phân to hoặc cứng qua ống hậu môn.
- Nứt hậu môn khiến việc đại tiện trở nên rất đau đớn, dần dần trẻ sợ đi vệ sinh.
Để tránh cho bé yêu của bạn tránh khỏi những cơn đau đáng sợ mỗi khi đi đại tiện, thậm chí là tình trạng đi đại tiện ra máu.
Thì khi cha mẹ thấy trẻ xuất hiện thêm vết máu hoặc vết nứt rõ trên da lâu ngày không lành, trẻ đau đớn quấy khóc, sợ đi vệ sinh. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám.
Bôi thuốc gì?
- Thuốc có tác dụng giúp cho việc đi vệ sinh dễ dàng hơn, trẻ cũng không phải cố rặn và sẽ không làm cho vết nứt bị rộng ra.
- Nhưng hãy lưu ý rằng, khi có những biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ, cần đi khám và mua đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bởi thuốc chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh định. Tránh tình trạng tự ý chữa nứt kẽ ở trẻ từ thuốc bán tại các hiệu thuốc.
Tự điều trị tại nhà
Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây. Thực đơn ăn dặm của bé cần có nhiều chất xơ, rau xanh.
Có thể dùng vaselin để bôi vùng hậu môn giúp làm mềm và bôi trơn giúp bé dễ đại tiện hơn.
Tập cho bé thói quen đi đại tiện vào một khung giờ định trong ngày. Thói quen đi đại tiện đều đặn sẽ giúp cải thiện được tình trạng phân tích trữ lâu, khô cứng, đi cầu khó khăn.
Vệ sinh hậu môn của trẻ phải luôn sạch sẽ, lau bằng khăn bông mềm dành riêng cho trẻ nhỏ để tránh làm tổn thương đến những vết nứt chưa lành của bé. Nên vệ sinh hậu môn cho trẻ bằng nước ấm để giảm đau và kháng khuẩn.
Lưu ý: Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, khi bé có dấu hiệu bất thường, đi đại tiện khó, hậu môn bị nứt chảy mảu. Cha mẹ cần nhanh chóng khắc phục cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn đến vệ sinh hậu môn, thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống để bé có thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh cho bé.
Nên cho trẻ ăn
- Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là do tình trạng táo bón kéo dài hoặc do hẹp hậu môn gây nhiễm khuẩn, dần dần hình thành các vết loét mãn tính.
- Khi bị táo bón hoặc hậu môn nhỏ, trẻ cố rặn để đẩy phân ra ngoài gây ra vết rách ở phần da ống hậu môn.
Để cải thiện tình trạng trên, thực ra rất đơn giản, chỉ cần mỗi bữa ăn, hãy bổ sung thực đơn cho trẻ những món ăn:
Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, làm phân hủy các chất cặn bã trong cơ thể. Nhờ vậy, khi phân đưa ra ngoài sẽ mềm và dễ dàng đi ra ngoài hơn. Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ là: Các loại rau cải, cà rốt, mồng tơi, bơ, lê, chuối, cam, bí đỏ, rau chân vịt, các loại đậu...
Thực phẩm chứa chất sắt: Chất sắt có tác dụng bổ sung máu, nhanh làm lành vết thương, hỗ trợ nguy cơ thiếu máu do trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng, chảy nhiều máu. Một số thực phẩm giàu chất sắt là: Rau muống, rau dền, vừng, quả óc chó, hạnh nhân...
Thực phẩm nhuận tràng: Bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, việc đi đại tiện cũng dễ dàng hơn. Thực phẩm giúp nhuận tràng là: Khoai tây, chuối, khoai lang, cà chua, đu đủ chín, các loại sữa, sữa chua...
Uống nhiều nước: Trẻ nên uống nhiều nước lọc trong ngày kết hợp cùng các loại nước ép từ hoa quả như: Nước cam, bơ, mơ, nha đam, nước ép rau diếp cá, nước dừa, giấm táo, nước ép mận...
Cùng với đó, hãy cho trẻ hạn chế hoặc kiêng:
Ngồi đại tiện quá lâu
Sử dụng giấy vệ sinh thô ráp
Đồ ăn cay nóng có chứa nhiều ớt, hạt tiêu
Đồ ăn chứa quá nhiều dầu, mỡ, đồ ăn nhanh
Sử dụng những đồ uống có chứa các chất kích thích (nước ngọt có gas, cafe).
Chắc chắn, những thông tin kiến thức về nứt kẽ hậu môn ở trẻ mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa bảo vệ trẻ được tốt hơn và khắc phục cho trẻ khi bị.