Trẻ em đi ngoài ra máu là cực kỳ nguy hiểm, phải đi khám ngay mà không cần băn khoăn đi ngoài ra máu tươi có sao không. Vì đi ngoài ra máu ở trẻ em là do gan yếu, bị lồng ruột, nhiễm khuẩn đường ruột, kiết lỵ, táo bón nặng hoặc có thể là do sốt, thiếu vitamin K, polyp đại trực tràng, xoắn ruột… Để giúp mọi người hiểu rõ được vấn đề này, chúng tôi xin được chia sẻ chi tiết về tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ em.
Đi ngoài ra máu ở trẻ em là biểu hiện của nhiều nguyên nhân, vì thế các mẹ phải chú ý cẩn thận khi trẻ có hiện tượng đi ngoài ra máu để không bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Trước tiên, để biết con mình đi ngoài ra máu tươi có sao không thì các mẹ nên chú ý màu máu trong phân của trẻ để bác sĩ chẩn đoán và thăm khám bệnh của con mình được chính xác hơn.
Đi ngoài ra máu tươi có sao không?
Do gan yếu
- Thường những bé sinh thiếu tháng gan yếu hơn so với các bé bình thường, gan của bé đang non không thể tạo đầy đủ chất đông huyết vì thế thường bị đi ngoài ra máu.
- Nguyên nhân chính của việc xuất huyết khi đi tiêu chính là do gan của bé con khá non nớt nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng.
Nhiễm khuẩn đường ruột
- Đường ruột của trẻ non yếu sẵn, thường hay cầm nắm các đồ vật dụng bẩn có chứa vi khuẩn, tiếp xúc với các loại gia súc gia cầm hay trước khi ăn mẹ không chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ dẫn đến trẻ bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn thông qua miệng xuống đường ruột.
- Dấu hiệu khi bị nhiễm khuẩn đường ruột của trẻ là bị đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đi cầu phân lỏng có chất nhầy, nước phân đục có kèm theo máu… Những trường hợp nặng đi nhiều lần trong ngày nếu không kịp thời thăm khám sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Do bị lồng ruột
- Lồng ruột ở trẻ làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột, nếu không được cấp cứu kíp thời có thể gây ra hoại tử.
- Khi thấy trẻ có biểu hiện tím tái, khóc thét, bụng trướng căng, trong phân có máu lẫn chất nhầy, tiểu ít, sốt cao thì cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
Do kiết lỵ
- Bé đi tiểu khó, bụng bị đau phải rặn phân mới ra, đi ngoài nhiều nhưng phân lại không thể ra hoặc ra ít, có kèm theo máu.
Do táo bón
- Táo bón khiến cho trẻ không đi ngoài được hoặc phải rặn nhiều khiến màng hậu môn bị rách gây chảy máu, thường trẻ đi ngoài xong sẽ kèm theo máu tươi.
Ngoài ra, trẻ em bị đi ngoài ra máu có thể là do sốt, thiếu vitamin K, polyp đại trực tràng, xoắn ruột… Vì thế bố mẹ không nên chủ quan khi thấy tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ em.
Dựa vào những lý do khiến trẻ em đi ngoài ra máu trên đây thì bạn đã có thể tự biết được trẻ em đi ngoài ra máu tươi có sao không, đó chính là mất máu gây thiếu máu, kiệt sức, sức khỏe giảm sút, da trẻ xanh xao, bủng beo, nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi trẻ bị đi ngoài ra máu chúng ta chỉ có thể chẩn đoán qua biểu hiện nhưng không thể biết chính xác được trẻ đang bị ra máu khi đi vệ sinh là do nguyên nhân nào. Vì thế hãy đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức.
Nên làm gì khi trẻ em đi ngoài ra máu
Khi thấy trẻ em đi ngoài ra máu tươi, thì cùng với việc đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì bạn nên bảo trẻ thực hiện những việc sau:
Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ
- Đi vệ sinh đúng giờ sẽ tránh cho trẻ giảm táo bón và không làm các chất cặn bã bị dồn đọng lại quá lâu trong cơ thể, nếu đi vệ sinh đúng giờ sẽ giúp trẻ dễ dàng đẩy phân ra ngoài.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
- Mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi… trong thực đơn hằng ngày cho trẻ để hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, giúp chống táo bón và làm mềm phân cho trẻ. Khi phân mềm được đẩy ra ngoài giúp trẻ không bị ra máu nữa.
- Cho trẻ uống nhiều nước như nước lọc, nước trái cây để hệ tiêu hóa của trẻ được tốt hơn, giúp đào thải nhanh.
Thường xuyên vận động cho trẻ
- Vận động, vui chơi, rèn luyện thể dục thể thao là cách tốt để phòng chống táo bón.
- Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho con trước và sau khi đi vệ sinh. Sau đó lau khô bằng khăn mềm.
Những biện pháp trên đây sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng đi ngoài ra máu. Khi bố mẹ thấy con có biểu hiện đi ngoài ra máu ở phân nhiều lần trong ngày thì không nên xem nhẹ bởi đi quá nhiều sẽ mất nhiều máu, gây thiếu máu ở trẻ, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng. Nếu trẻ em đi ngoài ra máu nên đưa trẻ tới các phòng khám uy tín để thăm khám và chẩn đoán bệnh, không nên để trẻ ở nhà và tự mua thuốc điều trị, làm như vậy rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Khi trẻ em đi ngoài ra máu, đưa trẻ tới phòng khám chuyên khoa là cách tốt giúp trẻ phục hồi nhanh chóng. Bởi tại đây các bác sĩ sẽ lấy mẫu phân, làm xét nghiệm, thăm khám từ đó mới chẩn đoán bệnh mà trẻ đang gặp phải sau đó có hướng điều trị theo phác đồ phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc trẻ em đi ngoài ra máu tươi có sao không, hy vọng đã giúp ích cho các bậc cha mẹ hiểu hơn về sức khỏe của trẻ và có hướng điều trị phù hợp cho trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ em, bạn hãy gửi câu hỏi bằng cách kích chuột ở dưới đây để được giải đáp nhanh chóng và miễn phí. Hoặc hotline Hotline.