Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Nứt Kẽ Hậu Môn: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Nứt Hậu Môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng lớp niêm mạc ở ống hậu môn, nếp gấp ở ngoài hậu môn bị nứt ra. Bệnh nứt kẽ hậu môn gây thiếu máu, hoại tử, ung thư hậu môn. Cách điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả là cắt cơ vòng hậu môn để hạn chế tình trạng bị căng giãn quá mức các cơ, tĩnh mạch ở hậu môn.

Với sự phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nứt kẽ hậu môn trở thành mối bận tâm lo lắng của nhiều người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người bệnh các thông tin bổ ích về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại, cách phòng tránh và cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn để có những thông tin cần thiết và đúng đắn về căn bệnh này.

Nứt kẽ hậu môn - Bệnh nứt kẽ hậu môn

Hình ảnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là như nào?

Lý thuyết:

Nứt kẽ hậu môn nghĩa là niêm mạc da ống hậu môn, nếp nhăn nếp gấp ở hậu môn bị nứt ra. vết nứt thường dài khoảng 0,5 – 1cm, không khép lại

Thực tế:

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện ổ viêm loét ở hậu môn khiến vùng nếp nhăn nếp gấp bên ngoài hậu môn bị nứt ra, gây viêm nhiễm, đau nhức, ngứa, chảy máu. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, lo lắng, mệt mỏi.

Biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn

  • Nứt kẽ độ 1: Trên bề mặt da của ống hậu môn chỉ có tổn thương nhẹ, tổ chức xung quanh vết thương về cơ bản là bình thường.
  • Nứt kẽ độ 2: Tại ống hậu môn đã hình thành vết nứt dạng loét, tuy nhiên không có triệu chứng kèm theo nào.
  • Nứt kẽ độ 3: Triệu chứng phì đại nhú hậu môn, bị bệnh trĩ, nứt hậu môn, có một số biểu hiện tiêu biểu như sau:

Cảm giác đau: Đây là biểu hiện nứt kẽ hậu môn đầu tiên và điển hình. Nứt kẽ hậu môn khiến cho hậu môn bị rách, đau như bị dao khứa vào. Các cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ hoặt đứt quãng và đặc biệt trầm trọng khi bị đi đại tiện ra máu.

Chảy máu hậu môn: Ban đầu lượng máu ít chỉ xuất hiện một vài vệt trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân nhưng lâu dần máu thành giọt, thành tia.

Ngứa hậu môn: Các chất dịch tiết ra khiến hậu môn luôn ẩm ướt, cộng thêm vết thương hở khiến vết nứt dễ bị viêm nhiễm gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Hơn nữa, khi bị ngứa người bệnh thường có thói quen cọ sát làm cho diện tích viêm nhiễm bị lan rộng ra.

Các bệnh ở hậu môn:

  1. Rò hậu môn
  2. Apxe hậu môn
  3. Polyp hậu môn

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Tùy theo từng giai đoạn, mức độ mắc bệnh mà cách điều trị nứt kẽ hậu môn được áp dụng khác nhau. Một số cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn phổ biến hiện nay là:

Phương pháp nội khoa

Sử dụng thuốc là cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng với các trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ và mới bị:

Thuốc nhuận tràng: Giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng, kích thích ruột đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể.

Thuốc giảm đau tại chỗ: Để giảm các cơn đau do nứt kẽ hậu môn gây ra bác sĩ khuyên người bệnh nên dùng thuốc giảm đau. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và liều lượng chỉ định để thuốc phát huy tối đa tác dụng.

Thuốc bôi trực tiếp: Giúp giảm triệu chứng sưng viêm và làm vết nứt nhanh lành hơn.

Liều lượng, thời gian, chỉ định dùng các loại thuốc này phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp ngoại khoa

Nếu cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn bằng thuốc không phát huy tác dụng thì buộc phải can thiệp các biện pháp ngoại khoa để điều trị nứt kẽ hậu môn.

  • Kỹ thuật PPH là kỹ thuật tiên tiến với hiệu quả điều trị tốt, chuyên điều trị các bệnh về hậu môn trực tràng, dễ dàng giải quyết được những ca bệnh khó như bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ hỗn hợp, trĩ dạng vòng, sa búi trí nghiêm trọng…
  • Kĩ thuật cắt cơ vòng hậu môn thường xuyên được sử dụng trong điều trị nứt kẽ hậu môn với tỉ lệ thành công cao và an toàn đối với người bệnh. Kỹ thuật này sẽ cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm thiểu các đau đớn hạn chế tình trạng nứt ở nếp nhăn hậu môn. Bệnh nhân sẽ mất từ 2 đến 4 tuần để hoàn toàn bình phục.

An toàn: Kỹ thuật PPH được hình thành dựa trên học thuyết về lớp đệm hậu môn, nên có thể bảo đảm tối đa chức năng sinh lý của hậu môn, không gây hẹp hậu môn, mất kiểm soát hậu môn...

Điều trị nhanh, hạn chế các cơn đau: Với quá trình tiểu phẫu chỉ khoảng 10 phút, kết hợp với kỹ thuật giảm đau tiên tiến, thủ thuật không gây đau đớn, mất máu ít, hồi phục nhanh. 24h sau tiểu phẫu có thể đại tiện bình thường, đồng thời không gây biến chứng.

Thích hợp với nhiều người bệnh: Do tổn thương ít, thích hợp với người trung niên hoặc người lớn tuổi, những đối tượng người bệnh luôn coi trọng hiệu quả điều trị, người bệnh đã chữa bằng phương pháp truyền thống nhưng vẫn tái phát.

Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn và cách phòng tránh

nguyên nhân nứt kẽ hậu môn

Nhằm giúp người bệnh biết cách phòng tránh hiệu quả, các nguyên nhân nứt kẽ hậu môn được điểm danh rõ:

Táo bón: Là thủ phạm chính gây ra các bệnh hậu môn trực tràng trong đó có bệnh nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón phân trở nên cứng, người bệnh phải cố hết sức rặn để đẩy chúng ra ngoài tạo áp lực lớn lên thành hậu môn gây chảy máu, giãn nứt nếp nhăn nếp gấp ở hậu môn.

Do viêm: Khi đường ruột, ống hậu môn hoặc xoang hậu môn bị viêm, sẽ kích thích cơ thắt căng giãn, làm tăng áp lực lên ống hậu môn.

Thói quen đại tiện: Thói quen ngồi lâu và sử dụng điện thoại, đọc báo, chơi game khi đi vệ sinh làm cho máu bị ứ dồn và tăng các áp lực không cần thiết lên vùng cơ hậu môn.

Khiếm khuyết: Cơ thắt hậu môn gồm hai vết trước và sau ống hậu môn, đủ để chống đỡ sự khiếm khuyết ở hậu môn, tuy nhiên khi có sự ma sát va chạm với phân cứng sẽ dễ dàng bị nứt ra.

Tổn thương: Vùng hậu môn do bị cọ sát hay ma sát mạnh với một vật hay một lực làm cho nó bị tổn thương lâu dần cũng hình thành vết nứt. (Quan hệ tình dục bằng “cửa sau”)

Nguyên nhân khác: Thói quen ăn uống không khoa học, bệnh mãn tính lâu ngày, tâm lý lo lắng căng thẳng…

Phòng tránh nứt kẽ hậu môn

Vệ sinh: Vệ sinh vùng kín đúng cách đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi quan hệ bằng khăn mềm sạch sẽ, khử trùng.

Thực phẩm: Sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; hạn chế các chất có hại như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay hoặc thức ăn được chế biến sẵn cũng nên tránh.

Sinh hoạt: Để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả bạn nên thường xuyên vận động chân tay, không suy nghĩ quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, có những bài tập thể thao phù hợp với thể trạng của cơ thể. Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu cũng là cách phòng tránh nứt kẽ hậu môn cực kì hữu hiệu.

Lưu ý: Bạn nên làm tốt công tác phòng bệnh, ngay khi thấy các biểu hiện nứt kẽ hậu môn như đã nêu trên thì nên đến phòng khám chuyên khoa hậu môn trực tràng để giải quyết kịp thời không nên chần chừ.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nứt kẽ hậu môn cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline của phòng khám đa khoa Thái Hà để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

Để KHÔNG MẤT CHI PHÍ cước điện thoại trong thời gian tư vấn:

  • Bạn nên để TÊNSỐ ĐIỆN THOẠI vào KHUNG CHAT, các bác sĩ sẽ gọi điện trực tiếp và TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
  • Cách nhanh là bạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ qua KHUNG CHAT ngay bên dưới để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

tư vấn

DMCA.com Protection Status
top up