Đại tiện ra máu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa. Đi đại tiện ra máu tươi đỏ thẫm (tổn thương ở gần hậu môn) hoặc máu đen (bệnh dạ dày, ruột, trực tràng...).
Nhiều người khi bị đại tiện ra máu với lượng ít thì thường làm ngơ không mấy quan tâm nhưng khi lượng máu nhiều lại lo lắng quá mức dùng đủ các cách chữa.
Hiểu được bản chất của hiện tượng đi đại tiện ra máu sẽ giúp người bệnh trấn tĩnh và từng bước tìm ra lối thoát cho tình trạng này.
Đi đại tiện ra máu
Là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa. Tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu mất đi và thời gian máu đọng mà người bệnh đi đại tiện ra máu tươi:
- Đỏ thẫm (có thương tổn ở gần hậu môn)
- Máu đen (dấu hiệu cảnh báo các bệnh dạ dày, ruột, trực tràng...).
Máu chảy sau khi đi đại tiện hoặc có máu lẫn trong phân. Số lượng có thể rất ít, chỉ một vài vệt nhỏ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, thành giọt.
Đi đại tiện ra máu bản thân nó không phải là một bệnh nhưng lại là triệu chứng của rất nhiều bệnh nguy hiểm khác về hậu môn trực tràng, dạ dày, đường ruột...
Nguyên nhân
- Là triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ. Vì bị trĩ các tĩnh mạch ở niêm mạc hậu môn chịu áp lực lớn, giãn quá mức gây chảy máu.
- Nứt kẽ hậu môn: Gây chảu màu đỏ thẫm, lượng máu ít và kèm theo đau rát.
- Táo bón: Do lúc này phân cứng, phải dùng nhiều lực rặn làm căng mạch máu để đẩy phân ra ngoài.
- U nang trực tràng: Bệnh phổ biến ở người cao tuổi với triệu chứng điển hình là bị chảy máu thời gian dài.
- Một số bệnh như polyp trực tràng và đại tràng, kiết lỵ, xuất huyết tiêu hóa, nhồi máu ruột non, dị ứng,… cũng sẽ gây chảy máu khi đại tiện.
Những ảnh hưởng
- Tâm lý cảm thấy bất an, lo lắng khiến chất lượng cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng.
- Thiếu máu trầm trọng khiến người bệnh bị tụt huyết áp, mạch nhanh, ý thức rối loạn. Mất máu liên tục không kịp thời kiểm soát có thể đe dọa đến tính mạng.
- Các dịch nhầy kích thích khi đi đại tiện ra máu có thể gây ngứa, sưng tấy, viêm nhiễm vùng da xung quanh hậu môn gây.
- Gia tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh hậu môn trực tràng là bị trĩ, apxe hậu môn và nứt kẽ hậu môn, ung thư trực tràng.
- Có thể là biểu hiện của một số bệnh liên quan tới máu như máu trắng, bệnh máu khó đông.
Nguy hiểm hơn, nhiều người tự chuẩn đoán khi bị đi đại tiện ra máu rồi tự ý mua thuốc về dùng không theo bất kì hướng dẫn y khoa nào, đây là mối hiểm họa khó lường.
Cách chữa
Việc chữa trị đi đại tiện ra máu cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ ra máu mỗi lần ở hiện tại.
Các nguyên nhân chủ yếu là bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… Tùy theo bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ chữa trị phù hợp.
Hiện nay có nhiều công nghệ hiện đại áp dụng trong chữa đại tiện ra máu với ưu điểm không đau, nhanh chóng, phục hồi nhanh, không tái phát nên hoàn toàn yên tâm.
Chữa trị bằng sóng cao tần HCPT
- Điều trị: Bệnh trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, đi ngoài ra máu.
- Ưu điểm: Không cần mổ, ít chảy máu, ít đau, hồi phục nhanh, không tái phát, ít biến chứng.
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH
- Điều trị: Các loại trĩ vòng, bệnh trĩ nội dạng vòng độ 2-4, trĩ hỗn hợp dạng vòng hay tái phát, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, sa niêm mạc trực tràng, lồng ruột, sa trực tràng độ 1.
- Ưu điểm: Trong quá trình phẫu thuật không đau, không tái phát, hồi phục nhanh, không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Kỹ thuật thắt trĩ bằng súng COOK
- Điều trị: Trĩ nội các giai đoạn, phần trĩ nội trong trĩ hỗn hợp, người có bệnh phát sinh ở trực tràng và có búi trí hoặc lớp đệm hậu môn không thu về hoàn toàn.
- Ưu điểm: Sử dụng vòng thắt cao su thiên nhiên, có thể gia tăng lực thắt chặt, giúp ổn định vị trí điều trị. Không cần mổ, ít chảy máu, ít đau, tính định hướng tốt, an toàn, đáng tin cậy, không cần nằm viện, chấm dứt tái phát.
Việc nên làm sau khi điều trị:
- Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ như hoa quả, rau xanh…, uống nhiều nước để nhuận tràng, chống táo bón; ít ăn thịt, nói không với rượu bia, chất kích thích và tránh đồ cay nóng.
- Nên chăm chỉ vận động, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, cân đối làm việc và nghỉ ngơi.
- Chủ động đi đại tiện khi có nhu cầu, không được nhịn sẽ gia tăng áp lực lên hậu môn, không ngồi quá lâu hoặc rặn mạnh.
- Dùng loại giấy vệ sinh mềm. Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Chăm chỉ tập thể thao để tăng cường thể lực, lưu thông khí huyết..