Bị trĩ khi mang thai là do trong thời kỳ này phụ nữ thường ít vận động và hay ngồi một chỗ. thai nhi dần lên sẽ đè lên các cơ quan vùng bụng, xương chậu và chèn ép các mạch máu tĩnh mạch gây tắc mạch, máu khó lưu thông... lâu dần làm các tĩnh mạch ở hậu môn căng phình lên và gây ra bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch quá mức ở hậu môn trực tràng khiến người bệnh phải chịu những triệu chứng khó chịu: đại tiện đau rát, chảy máu khi đi đại tiện… thậm chí là xuất hiện các búi trĩ gây cộm, ngứa ngáy, viêm nhiễm.
Bệnh trĩ có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào nhưng thường gặp là ở những người ít vận động, hay ngồi một chỗ… vì thế mà phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị trĩ. Vậy có cách nào ngăn ngừa và chữa trị không?
Tại sao dễ bị trĩ khi mang thai?
Khi mang thai, qua mỗi ngày thai nhi dần lên sẽ đè lên các cơ quan vùng bụng, xương chậu và chèn ép các mạch máu tĩnh mạch gây tắc mạch, máu khó lưu thông... lâu dần làm các tĩnh mạch ở hậu môn căng phình lên và gây ra bệnh trĩ.
Trong thai kỳ, chị em thường ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để con phát triển mạnh khỏe khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn bình thường, dễ bị nóng trong, táo bón. Táo bón kéo dài gây đau rát hậu môn, hình thành búi trĩ.
Mang thai là chị em gồng gánh thêm vài kg lên cơ thể, dễ bị mệt mỏi đặc biệt là trong thời kỳ thai nghén. Vì vậy khi mang thai chị em ít vận động, đây chính là cơ hội cho bệnh trĩ tìm đến.
Ngăn ngừa và giảm khả năng phát triển của bệnh trĩ khi mang thai
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau mỗi lần vệ sinh, cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng giấy mềm, khăn ướt không có hương liệu hay cồn vì sẽ gây kích ứng. Lau khô hậu môn trước khi mặc đồ, nên mặc quần lót chất liệu cotton thoáng mát.
- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm và ngâm mình nước ấm có thể giúp máu dễ lưu thông, ngăn ngừa bệnh trĩ.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như: Rau xanh, trái cây, uống nước ép hoa quả… để tránh táo bón, giúp thải phân dễ dàng hơn. Đồng thời nên kiêng ăn chất cay nóng gây khó tiêu, táo bón.
- Uống nhiều nước: Uống từ 1,5-2 lít nước/ ngày để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động dễ dàng trong đó có hệ tiêu hóa.
- Các mẹ không nên ngồi quá lâu một chỗ, vừa o ép, không tốt cho thai nhi vừa gây nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
- Vận động đi lại nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, giúp mẹ dễ đẻ, cũng giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Khi buồn đại tiện tuyệt đối không được nhịn mà nên đi ngay, càng nín nhịn càng gây hại cho hệ tiêu hóa, lâu dần sẽ gây bệnh trĩ.
- Ngoài ra chườm đá quanh hậu môn cũng là một biện pháp giúp giảm khả năng phát triển của bệnh trĩ.
Dấu hiệu phát hiện bị trĩ khi đang mang thai
- Táo bón kéo dài: Táo bón là dấu hiệu thường thấy ở người bệnh trĩ nói chung và bà bầu nói riêng.
- Chảy máu: Đây là dấu hiệu phát hiện bị trĩ khi đang mang thai dễ nhận thấy. Ban đầu, máu chảy ít, thường dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đi đại tiện. Càng về sau, máu chảy càng nhiều thậm chia thành giọt, thành tia máu.
- Đau rát hậu môn: Khi đi đại tiện do tĩnh mạch hậu môn căng phồng nên dễ tổn thương, là khi bị trĩ thường bị táo bón, phân rắn gây đau rát khi đi cầu.
- Sa búi trĩ: Nếu không khắc phục hay chữa trị, bệnh trĩ ở bà bầu sẽ trở nặng gây sa búi trĩ, lòi ra khỏi hậu môn phải dùng tay để đẩy vào thậm chí dùng tay cũng không còn tác dụng.
Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai
Thời gian mang bầu cơ thể mẹ rất nhạy cảm và yếu ớt, tuyệt đối nên tránh sử dụng thuốc kháng sinh vì ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và cả của mẹ. Khi bị trĩ, cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu cũng có sự khác biệt.
Ưu tiên phương pháp tự nhiên
Ngâm nước ấm, chườm đá, bổ sung chất xơ, vận động nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn hoặc uống nước ép từ rau diếp cá… là những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tự nhiên để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ gây ra.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu theo Y học hiện đại
Cơ thể bà bầu rất đặc biệt nên tùy theo mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến thai nhi: thuốc bôi trơn, thuốc nhuận tràng…