Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Bệnh giang mai bẩm sinh: Biểu hiện và Cách chữa

Bệnh giang mai bẩm sinh gây ra những trường hợp đau xót, những đứa trẻ chưa biết gì đã phải chịu biến chứng nguy hiểm do bệnh giang mai gây ra.

Hơn 90% các trường hợp mắc bệnh giang mai là do lây truyền qua đường tình dục, điều đó không có nghĩa là chúng ta loại bỏ trường hợp bệnh lây từ mẹ sang con (bệnh giang mai bẩm sinh).

Bệnh giang mai bẩm sinh có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tương lai của những đứa trẻ vô tội. Vì thế chị em phụ nữ cần sớm điều trị bệnh ngay khi có dấu hiệu bệnh để tránh lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai sang thai nhi.

Bệnh giang mai bẩm sinh

Bệnh giang mai bẩm sinh lây như thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh hình thành do sự xâm nhập của xoắn khuẩn Treponema pallidum. Bệnh giang mai bẩm sinh xuất hiện khi người mẹ mang thai bị mắc bệnh giang mai nhưng không phát hiện kịp thời để điều trị hoặc không điều trị dẫn đến các xoắn khuẩn giang mai lây nhiễm sang cho thai nhi.

Việc lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ mẹ sang con gây bệnh giang mai bẩm sinh có thể diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào nhưng giai đoạn đầu nguy cơ lây bệnh luôn ở mức cao. Bạn có thể xem tại đây một số hình ảnh bệnh giang mai ở giai đoạn đầu

Cách bệnh giang mai bẩm sinh lây truyền

  • Lây qua đường máu: Bệnh giang mai bẩm sinh không bị lây truyền trong 3 tháng đầu của thai kì mà chỉ bắt đầu ở tháng thứ 4 trở đi do khi này quá trình trao đổi máu của cơ thể mẹ có sự liên kết chặt chẽ với máu của thai nhi. Khi đó các xoắn khuẩn giang mai sẽ theo các mạch máu hoắc rốn lây sang thai nhi.
  • Thông qua sinh thường: Nữ giới mang thai bị giang mai khi sinh thường thì các xoắn khuẩn giang mai trú ngụ trong âm đạo sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh giang mai bẩm sinh.

Như vậy có thể khẳng định, bệnh giang mai bẩm sinh có nguồn gốc chính từ người mẹ. Trẻ em bị bệnh giang mai bẩm sinh thì chắc chắn rằng cơ thể người mẹ có sự tồn tại của xoắn khuẩn giang mai.

Biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh

  • Thai phụ bị bệnh giang mai nặng có thể gây sảy thai, thai chết lưu.
  • Ở các trường hợp bệnh giang mai nhẹ hơn, trẻ sinh ra bị bệnh giang mai bẩm sinh cơ thể suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng nhỏ hơn 2,5kg.
  • Trên bề mặt da ở tay, chân của trẻ xuất hiện nhiều bọng nước lớn, trong các bọng nước có xoắn khuẩn. Bề mặt da toàn thân phát ban, sần sùi.
  • Các bọc sụn ở mũi bị lở loét gây chảy máu hoặc mủ làm trẻ thường xuyên bị sổ mũi.
  • Thính giác của trẻ bị suy giảm.
  • Ở giai đoạn muộn của bệnh giang mai bẩm sinh, các xoắn khuẩn Treponema pallidum sẽ xâm nhập vào các cơ quan nội tạng của trẻ gây phồng động mạch, viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác, hở hàm ếch, khuôn mặt của trẻ bị biến dạng.

Để biết giang mai bẩm sinh có lây không? Khám và xét nghiệm giang mai bẩm sinh như thế nào? Bạn hãy chọn ô tư vấn phía dưới để được giải đáp nhanh chóng và miễn phí.

tư vấn

Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?

Khả năng chữa trị bệnh giang mai bẩm sinh sẽ tùy thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh.

Bệnh giang mai bẩm sinh rất nguy hiểm, diễn biến phức tạp nên các bậc phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm phản ứng với huyết thanh RPR. Qua đó xác định tình trạng bệnh và điều trị kịp thời. Tùy từng mức độ bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ mà phác đồ điều trị sẽ khác nhau.

  • Các trường hợp trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh ở giai đoạn sớm thường được điều trị bằng phác đồ thuốc kháng sinh để ức chế hoạt động cũng như khả năng lan rộng của xoắn khuẩn giang mai.
  • Khi dịch não bất thường sẽ tiến hành thủ thuật tiêm bắp 2 lần/ngày, nếu cơ thể phản ứng với thuốc tiêm bắp thì phải dùng thuốc uống để thay thế.

Lời khuyên:

Điều trị bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ nên được tiến hành càng sớm để tỉ lệ khỏi bệnh càng cao.

Các bạn nữ nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để không mắc bệnh xã hội – nguyên nhân dẫn tới giang mai bẩm sinh.

Trước khi mang thai nên làm các xét nghiệm để phát hiện bệnh và điều trị tránh những trường hợp đáng tiếc.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác hoặc tiếp xúc thân mật với người nghi bị giang mai.

Nếu dương tính với bệnh giang mai cần theo dõi và điều trị sát sao, khi này thai phụ có thể điều trị giang mai theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc quyết định đình chỉ thai kì.

Mong rằng những chia sẻ về bệnh giang mai bẩm sinh trên đây đã giúp các mẹ ý thức sâu sắc độ nguy hiểm của bệnh mà chủ động phòng tránh cho mình cũng như đứa con yêu quý sau này. Để biết thêm các thông tin khác như:

Cách hỗ trợ điều trị bệnh giang mai bẩm sinh tốt.

Điều trị giang mai bẩm sinh có tốn kém không?

Bệnh giang mai bẩm sinh có tái phát không?

Bạn hãy chọn ô tư vấn phía dưới để hỏi đáp về bệnh giang mai 1 cách chính xác và đầy đủ.

tư vấn

DMCA.com Protection Status
top up